Hướng Dẫn Game Total War: Rome 2 (Phần 3)

Bởi HuynhDong vào ngày 26/11/15, trong mục Hướng dẫn

WEALTH

Wealth Gốc Và Những Loại Wealth Trong Game


  • Wealth Gốc – Base Wealth thì khá là đơn giản và dễ hiểu. Cứ mỗi khi bạn xây/nâng cấp một ngôi nhà, công trình nào đó, nó sẽ cho bạn thông số về số của cải (wealth) mà công trình đó sẽ cung cấp cho bạn. Đây không phải là lượng hàng thật sự mà bạn có thể đánh thuế để thu tiền, đây chỉ là con số hàng hóa mà công trình này sẽ tạo ra trước khi nó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác.
  • [/ulNhững Loại Wealths Trong Game
    • Để khiến cho lối chơi thêm phần phức tạp và “hack não”, game chia ra nhiều loại Wealth khác nhau. Có thể liệt kê một vài loại dưới đây:
    • Subsistence ( khu đất màu Cam)
    • Culture – Văn Hóa (khu đất màu Vàng)
    • Industry – Công Nghiệp (khu đất màu Đà)
    • Agriculture – Nông Nghiệp (khu đất màu Xanh Lá)
    • Livestock – Chăn Nuôi (khu đất màu Xanh Lá)
    • Maritime Commerce – Hàng Hải (khu đất màu Xanh Nước Biển)
    • Local Commerce – Địa Phương


    Màu sắc miêu tả ở không hoàn toàn đúng 100% bởi vì một vài thành phố (có màu Vàng) cung cấp nguồn tiền từ Nông Nghiệp (như Gạo, Lúa, Dầu, Rượu..), hoặc những bến cảng (có màu Xanh Nước) lại cung cấp tiền từ Công Nghiệp. Để có thể biết được chính xác loại Wealth mà công trình đó sản xuất, di chuột lên biểu tượng của nó trong mục “Province Overview” để xem thông tin về chỗ khu vực đó.

    Tại sao việc phân chia và nắm bắt rõ từng loại Wealth lại cần thiết ư ? Bởi vì ngay sau đây, mình sẽ cho các bạn biết về một tính năng khác của game, đó là Wealth Modifier.

    WEALTH MODIFIER

    • Wealth Modifier cho phép bạn lấy lượng Wealth Thật từ Wealth Gốc của bạn. Hầu hết những công trình/ công nghệ/ nhân vật mà có chức năng Wealth Modifier thì thường chỉ cho một loại Weath nhất định nào đó. Có một vài công trình (như những khu màu Vàng ở Thủ Đô của bạn) cho phép bạn sử dụng Wealth Modifier cho tất cả các loại Wealth được sản xuất trong cả vùng.
    • Wealth Modifier chỉ thông dụng ở những khu vực tỉnh lẽ. Có nghĩa là tác động của nó chỉ là từ những công trình, nhà cửa trong cùng một vùng. Rất hiếm khi chúng gây ảnh hưởng lớn như Công Nghệ và Các Công Trình – Wonder ( mấy cái đó mới sướng).
    • Để lấy được lượng Wealth Thật từ một công trình, hãy thêm vào Wealth Modifier, thêm cho đến 100%, và nhân chúng lên cho đến lượng Wealth Gốc của công trình đó.

    Ví dụ như: Farm
    • Wealth Gốc – Base Wealth: 60
    • Kiểu Wealth: Nông Nghiệp – Agriculture
    • Agriculture Wealth Modifier từ “Grain Town” ở  lvl3: +40%
    • Tất cả các Wealth Modifier từ “Roman Municipium” ở lvl 3: +20%
    • Vậy Wealth Thật – Real Wealth = 60 x (100+40+20)% = 60 x 160% = 96

    THUẾ

    • Thuế chính là nguồn tiền lớn nhất trong suốt quá trình chơi game, nếu không nói là gần như chỉ có mình nó. Người viết bài vẫn chưa đạt đến mức độ mà những nguồn tiền khác cộng lại mà có thể bằng tới được lượng tiền thuế, mà đó là người viết đã đạt gần tới 50% số điểm nhé.

    Đánh Thuế Một Vùng
    • Đánh Thuế trong Rome 2 có một ít khác biệt so với những phiên bản trước. Bạn có thể đánh thuế tất cả thành phố/làng mạc trong một vùng hoặc không đánh thuế cái nào cả.
    • Điều đầu tiên bạn cần quyết định, đó là có đánh thuế cả vùng hay không. Khi bạn đánh thuế một vùng, bạn sẽ có thể thu được lượng tiền sinh ra từ nguồn Wealth của vùng đó cũng như nguồn Food Surplus cho lượng Lương Thực Dự Trữ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ nhận được một mức Rối Loạn Cộng Đồng – Public Disorder nhất định và nó sẽ giảm sự phát triển dân số.

    • Bạn sẽ muốn chọn ở mức cân bằng. Nếu một vùng nào đó, khi bị bạn đánh thuế mà không bị suy giảm mức Public Disorder và mức gia tăng dân số vẫn có thể thực hiện được thì bạn mới nên đánh thuế vùng đó.Tuy nhiên, nếu một vùng nào đó mà có mức Public Disorder ở khoảng -100 và bạn thì có bất cứ lực lượng quân đội nào để có thể kiềm hãm dân chúng nổi dậy kháng chiến, thì có lẽ miễn thuế cho vùng đó sẽ là sự lựa chọn tốt nhất, ít nhất là cho đến khi bạn xây được vài công trình tăng điểm Hành Phúc – Happiness như mấy ngôi đền hoặc trường đua chẳng hạn.

    Mức Thuế
    • Mức thuế là một chức năng có tính toàn cầu. Điều này cố nghĩa là bạn không thể đặt những mức thuế khác nhau cho mỗi vùng/ thành phố/ làng khác nhau được. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố có thể gây tác động tới mức thuế ở vùng/ thành phố/ làng , đó là mệnh lệnh – Edict, công trình và Nhân Vật.
    • Mức thuế đặt ra càng cao, lượng tiền bạn thu về càng nhiều từ nguồn Wealth của bạn. Tuy vậy, điều này lại phải trả giá bằng sự suy giảm Public Disorder cũng như tốc độ gia tăng dân số.
    • Mức thuế nên được điều chỉnh ở mức mà bạn có thể cân bằng được lượng tiền của bạn với mức Public Disorder để có thể ngăn chặn những cuộc nổi loạn từ người dân. Để điều chỉnh mức thuế, click vào nút “Trade & Finance” . Bảng đầu tiên cho bạn thông tin chi tiết về Thuế. Mức Thuế được chia ra 5 giá trị.
    • Hãy điều chỉnh từng mức để có thể biết được lượng tiền bạn có thể nhận được là bao nhiêu ở mỗi mức khác nhau. Các mức đó là: Minimal, Low, Normal, High, Extortionate.
    • Mặc dù được biểu thị bằng một thanh trượt, nhưng bạn chỉ có thể chọn đúng giữa 5 mức đó mà thôi, cố kéo hay đặt ở giữa giữa những mức thuế đó cũng không có ý nghĩa gì cả. Bạn có thể xem tác động của mức thuế đó đối với nơi mà bạn đánh thuế ở mục “Tax Effect”, nó sẽ cho bạn biết mức Public Disorder và mức tăng tưởng dân số của bạn.
    • Ở góc dưới bên phải, bạn có thể thấy những vùng mà có mức Public Disorder cao nhất, và đây tất nhiên sẽ là nơi có mức độ trật tự cao nhất.

    TAX MODIFIER VÀ CORRUPTION MODIFIER


    • Như đã giải thích ở những bài viết trước, lượng tiền thuế của bạn được tính bởi nhiều nguồn Wealth từ tổng lượng thuế của bạn- Total Tax Modifier. Tổng Thuế này được chia ra gồm Tax Modifier, Slave Modifier và Corruption Modifier.
    • Tax Modifier bị ảnh hưởng bởi những yếu tố có tính toàn cầu như Technologis, Wonder và Faction, cũng như những vùng như Building, Edic, Characters..v..v.
    • Slave Modifier – Nô Lệ , bị ảnh hưởng bởi số lương nô lệ mà bạn có và từ những khu chợ nô lệ của bạn (nếu có cái nào). Nô Lệ được gia tăng bằng cách cướp Nhà hoặc trong bảng chọn lựa khi dành chiến thắng trong một trận chiến. Con số này sẽ giảm từ từ theo thời gian trừ khi bạn thu thập được những nô lệ khác. Nô Lệ còn có một mức Disorder, đến một lúc nào đó, nó sẽ gây ra một cuộc nổi dậy hoặc bạo động từ nô lệ để chống lại bạn (cũng như cho bạn một đoạn phim cực kì hấp dẫn).
    • Corruption Modifier là một mức khá là tiêu cực. Khi đế chế vĩ đại của bạn bành trướng mạnh hơn, bạn sẽ càng khó để có thể kiểm tra liên tục lượng thuế và lưa trữ. Cách duy nhất để giảm thiểu vẫn đề này đó là kiểm soát kích cỡ đế chế của bạn ( Lấy nhà thanh vì Chiếm nhà) hoăc thông qua cái cây Philosophy Technology Tree của bạn

    TRAO ĐỔI – TRADE



    Đối Tác Trao Đổi

    • Trước khi có thể làm gì, bạn cần phải có những đối tác kinh doanh. Càng nhiều càng tốt. Cố gắng kiếm càng nhiều đối tác sớm nhất có thể bởi vì nó sẽ càng lúc càng khó hơn cũng như đắt hơn để có thể kiếm được những đối tác mới (theo cấp số nhân đó). Hãy gửi gián điệp/ thương buôn/ nhà vô địch của bạn để thăm những nước ở xa và kí kết hiệp ước với những nước đó.
    • Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiếm được một đối tác kinh doanh (có lẽ là theo cảm nhận cá nhân của người viết thôi nhé):
    1. Có mối quan hệ tiêu cực.
    2. Đang có chiến tranh với một trong những đồng minh của họ.
    3. Trở thành đồng minh của một trong những kẻ thù của họ.
    • Vì vậy, bạn càng kiếm được đối tác trao đổi kinh doanh sớm ( trước khi đi tuyên chiến lung tung), thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Để có thể liên kết với một đối tác, bật bảng Diplomacy lên, chọn mục Faction mà có vùng để trao đổi với bạn và những vùng mà bạn không có chiến tranh với. Hãy gửi một đề nghị “Trade Agreement”.
    • Hãy thử để xem liệu bạn có thể tăng khả năng liên kết đối tác với các nước láng giềng hay không bằng cách chọn những đề nghị không có tính xâm lược, bạn cũng có thể đề nghị lập liên kết về quân sự (đôi khi việc này còn giảm khả năng chứ không tăng đâu) miễn là bạn không có dự định phá giao ước sau này.
    • Hầu hết thời gian thì họ đều yêu cầu tiền. Hãy kiểm tra xem lượng tiền mà bạn đang kiếm được trừ những đối tác của bạn để xem liệu bạn có thể đáp ứng yêu cầu của họ sau vài lượt đi hay không. Đôi khi, điều đó hoàn toàn xứng đáng khi bạn có thể lấy lại số tiền bạn vừa đưa ra sau 5,6 lượt. Nhưng cũng có lúc (nhất là khi mà bạn đã trở nên quá giàu), số tiền hoặc điều kiện mà họ yêu cầu thậm chí còn nhiều hơn những gì mà bạn có thể kiếm được trong 100 lượt đi (lũ tham lam phải không nào.)

1 người thấy thông tin trong bài viết hữu ích

Bình luận