Một trong những lý do khiến GTA V trên PC phải hoãn hết lần này đến lần khác là vì phiên bản này có sự đầu tư công phu tỉ mỉ hơn so với console khi mọi chi tiết nhỏ nhất đều phải trải qua khâu xử lý nhiều lần. Vì thế, người chơi sẽ được chứng kiến thành phố Los Santos và Blaine Country với một hình ảnh chuẩn phân giải 4K và 60fps.
Những screenshot trên rất đẹp và không phí công Rockstar dời ngày ra mắt nhiều lần để cải tiến đồ họa. Tuy nhiên, muốn trải nghiệm là một chuyện nhưng liệu máy tính của bạn có đáp ứng được yêu cầu hay không thì lại là một vấn đề đau đầu khác. Quả đúng như những gì tưởng tượng, đòi hòi cho phiên bản PC lần này không phải thuộc dạng dễ thở tí nào. Mọi yêu cầu cấu hình phần cứng đều cao ngất ngưởng, nên chắc chắn các game thủ sẽ phải “khốn đốn” để nâng cấp chiếc PC của mình.
Cấu hình tối thiểu
Hệ điều hành: Windows 8.1 64 Bit, Windows 8 64 Bit, Windows 7 64 Bit Service Pack 1, Windows Vista 64 Bit Service Pack 2 (đề nghị card NVIDIA nếu chạy nền Vista OS).
CPU: Intel Core 2 Quad CPU Q6600 2.40GHz (4 CPUs) / AMD Phenom 9850 Quad-Core Processor (4 CPUs) 2.5GHz.
RAM: 4GB.
GPU: NVIDIA 9800 GT 1GB / AMD HD 4870 1GB (DX 10, 10.1, 11).
Cấu hình thử nghiệm game
CPU: Intel Core i7-2600k
RAM: 16 GB
Hệ điều hành: Windows 7 (64-bit)
GPU: AMD 7970 3GB GDDR5 (driver version: Omega-14.12)
Sau khi ra mắt trên PC vào ngày 14/4 vừa rqua, GTA V được cộng đồng game thủ đánh giá rất cao. Tuy rằng game ra đã được 2 năm, không phải vì thế mà độ hot của game bị giảm đi. Rockstar cũng đã giữ lời hứa bởi đây là một trong những bản port game chất lượng chứ không như GTA IV. Cho dù có một số lỗi nhỏ, không vì thế mà trải nghiệm của game bị ảnh hưởng. Dưới đây là một vài tính năng cơ bản trong thiết lập của GTA V bản PC.
Các tính năng cơ bản
API: DirectX 10/10.1/11
Vsync: Đã bật
Anti-Aliasing: Đã bật
Aspect Ratio: Có thể điều chỉnh
Locked FPS: Không bật
Mouse acceleration: Không bật
Adjustable FOV: Có bật
Borderless Window: Có bật
Có thể nói rằng phải lâu lắm rồi (cỡ hai năm) mới có một game đưa ra nhiều lựa chọn như vậy. Thậm chí, lựa chọn để chạy game ở chế độ DX10 cũng xuất hiện. Rõ ràng Rockstar đã nhắm đến nhiều cấu hình, nhiều đối tượng game thủ cũng như khả năng mở rộng khi port GTA V lên PC. Còn giờ là menu thiết lập của game:
Nếu có nhận xét nào để nói về ấn tượng ban đầu với GTA V thì có lẽ đây là game có phần thiết lập đồ họa đồ sộ nhất từ trước đến nay. Điều này rất tuyệt nhưng dường như nó cũng dẫn đến một kết quả cực kỳ bất ngờ, đó là khi đẩy thiết lập cao hơn mức game tự thiết lập thì sẽ có những hiện tượng như rung, giật khung hình trong khi tốc độ vẫn giữ nguyên mức 60fps, mất texture. Điều may mắn nhất là nhờ vào việc sử dụng nguồn đám đông từ server của Rockstar Social Club nên chế độ tự phát hiện và thiết lập đồ họa hoạt động rất chính xác, đảm bảo đem lại trải nghiệm tốt nhất cho game thủ. Dưới đây là các mức thiết lập và ảnh hưởng của chúng đến game (những thiết lập không được nhắc đến tức là có thể bỏ qua).
FXAA: Gần như không ảnh hưởng. Đây là thiết lập gần như mang tính mặc định khi định dùng các công cụ khử răng cưa trong game. Tuy không đem lại chất lượng tốt nhất, thiết lập này không gây bất cứ tác động nào đến CPU và GPU
MSAA: Có ảnh hưởng rất lớn. Game thủ nên tắt chế độ khử răng cưa này trừ khi đang sở hữu một trong những card đồ họa mạnh nhất hiện nay
Population Density/Population Variety/ Distance Scaling: Ảnh hưởng ít. Nếu như máy có thể chạy GTA V từ Medium trở lên game thủ có thể bật thiết lập này ở mức cao nhất
Texture Quality: Ảnh hưởng mức trung bình.
Shader Quality: Ảnh hưởng mức trung bình.
Shadow Quality: Ảnh hưởng mức trung bình.
Reflection Quality: Ảnh hưởng mức trung bình.
Water Quality: Ảnh hưởng mức trung bình.
Particles Quality: Ảnh hưởng mức trung bình.
Soft Shadows: Ảnh hưởng mức trung bình.
Post FX: Ảnh hưởng mức trung bình.
Motion Blur Strength: Gần như không có ảnh hưởng.
In-Game Depth Of Field Effects: Ảnh hưởng mức trung bình.
Anisotropic Filtering: Ảnh hưởng mức trung bình.
Ambient Occlusion: Ảnh hưởng mức trung bình.
Tessellation: Ảnh hưởng mức trung bình.
Một trong những mục tiêu của Rockstar khi đem GTA V lên PC là tập trung vào khả năng mở rộng chi tiết thiết lập. Tất cả (trừ MSAA) ít nhiều đều có mức ảnh hưởng gần như ngang nhau, tuy nhiên để đảm bảo tốc độ khung hình, không nên thử các thiết lập từ mức Very High trở đi bởi sẽ xuất hiện các hiện tượng nhắc ở phần đầu.
Với tất cả các thiết lập chỉnh về mức Low, cấu hình thử nghiệm có thể duy trì ở tốc độ 105fps và khi lên đến Ultra, tốc độ thường ở mức 30 – 33fps, mặc dù các hiện tượng rung, giật xuất hiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, thiết lập ở mục Advanced Graphics không điều chỉnh được do đòi hỏi GPU phải có VRAM lớn hơn 3 GB. Một trong những điều đáng khen của GTA V và Rockstar là việc game được port khá chất lượng, không có hiện tượng “ăn” CPU và GPU quá đáng (sau khi chơi khoảng 1 tiếng, tiêu thụ GPU dao động ở khoảng 1.3 – 2.5 GB VRAM, RAM ở mức 3GB và CPU là 50%).
Điểm chưa được là hệ thống Benchmark gần như không hoạt động, mỗi khi bật lên, game sẽ khởi động và xuất hiện thông báo nhiệm vụ thất bại. Có lẽ trong tương lai Rockstar sẽ sửa lỗi này trong bản patch nào đó. Tuy nhiên không thể đòi hỏi quá nhiều vì game chạy rất trơn tru ngay trong ngày đầu tiên mà không có một lỗi nghiêm trọng nào.
Tất nhiên, mức ảnh hưởng của các thiết lập đến hiệu năng game khá đa dạng, vì thế điều quan trọng là cần phải tìm xem nên giảm thứ gì trước. Ban đầu người chơi có thể đặt các thiết lập ở mức "Very High", sau đó giảm dần xuống "High" và cuối cùng là "Medium" cho đến khi có được tốc độ khung hình như mong muốn.
Bình luận