Đây là đánh giá của thành viên Agent 47 đối với game Far Cry 4 và chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của người đánh giá chứ không phản ánh quan điểm PlayPu.

Bình mới rượu cũ và Kyrat yên bình

Điểm số:

Bởi Agent 47 vào ngày 04/06/15
Sau thành công vang dội của của Far cry 3 vào năm 2012 với vô số giải thưởng, Ubisoft đã nhanh chóng lên kế hoạch cho phần 4 của tựa game này. Đến cuối năm 2014, bom tấn "Far cry 4" bùng nổ và nhanh chóng gặt hái được những thành công, trong đó là giải thưởng "Game của năm" khẳng định chất lượng ban đầu của sản phẩm này. Được các trang uy tín đánh giá cao, tựa game này phần nào thể hiện được sự thu hút của mình và đến ngày 18/11/2014 quả bom tấn này bùng nổ trên nhiều hệ máy và game thủ đã bắt đầu chuyến phiêu lưu ở vùng núi Kyrat "bốc lửa"

Khi mới vào game, game thủ sẽ được xem một đoạn CGI thể hiện cốt truyện và nền đồ họa của tự game này. Game bắt đầu khi Ajay đang trên một chuyến xe bus và bị chặn bởi quân lính của tên trùm trên mảnh đất này - Pagan Min. Chuyến xe bus bị tấn công và lúc này Pagan Min xuất hiện từ một chiếc trực thăng và tỏ ra thân thiết với Ajay một cách kì lạ.....


Ai lại nghĩ đây là tên trùm độc ác nhất tựa game này chứ?

Ấn tượng đầu tiên khi bước chân lên Kyrat là khung cảnh hỗn độn và vẻ đẹp của nó. Thật vậy, sử dụng Dunia Engine II, Far cry 4 khoác lên mình bộ áo đồ họa choáng ngợp, từng ngọn cỏ cành cây đều được Ubisoft thực hiện rất tỉ mỉ và công phu, hiệu ứng ánh sáng tiên tiến và trên hết và hiệu ứng đổ bóng lên từng khẩu súng, quần áo và xe cộ. Nhận xét về nền đồ họa của Far cry 4 thì thật sự tiêu tốn rất nhiều giấy mực.



Nền đồ họa được chăm chút và đầu tư


Cốt truyện trong game có phần đầu tư và nhân vật chính có mối quan hệ "gần gũi" hơn trong cuộc chiến tranh ở Kyrat vì cha mẹ anh ta chính là người tạo ra Golden Path - tổ chức kháng chiến và tổ chức Ajay tham gia để chống lại Pagan. Sau khi Ajay gia nhập Golden Path, phần thắng cuộc chiến ngày càng nghiêng về phe chính nghĩa nhờ có khả năng siêu phàm sắt đá của anh.


Hệ thống vũ khí:

Khi mới sinh ra, mẹ của Ajay đã đưa anh đến Hoa Kỳ để tránh khỏi cuộc chiến tranh ở Kyrat, thế nhưng cuộc sống và tuổi thơ của anh ở Mĩ của không êm đềm gì (bạn có thể vào đường link http://game4v.com/pc-console/ho-so-nhan-vat-ajay-ghale-dua-con-bat-bai-197578.g4v để tìm hiểu thêm về quá khứ của Ajay tại Mĩ.


Tham gia nhiều vụ "ồn ào", khả năng bắn súng của Ajay là không hề kém cỏi, ngược lại anh còn có thể chống chọi lại cả đoàn quân cả Pagan Min chỉ với một khẩu AK trên tay.


Hệ thống vũ khí trong game có nâng cấp phần nào so với phiên bản trước nhưng hầu như vũ khí trong bản cũ đều được mang toàn bộ vài game, kho vũ khí trong game so với phần trước thì chỉ khoảng 10 khẩu là được Ubisoft thêm vào, tuy rằng là đủ để tạo sự đa dạng nhưng thật sự cần nhiều hơn thế để mang lại sự khác biệt rõ nét với phần 3.

Gameplay và thế giới:

Far Cry từ lâu đã được xem là một series game bắn súng - thế giới mở hay nhất, thay đổi công thức tuyến tính của những tựa game bắn súng đương thời. Để duy trì danh hiệu này, Ubisoft đã đầu tư rất kĩ vào thế giới trong game nhưng thật sự tôi vẫn cảm thấy sự nhàm chán về thế giới trong hai phần Ubisoft đảm nhiệm - phần 3 và phần 4.


Giống với phần 3, game được chia làm 2 vùng đất: phía Nam và phía Bắc nên độ rộng lớn của bản đồ là không cần bàn cãi, hệ thống sông suối và đường xá cũng được thực hiện hợp lí.


Hệ thống động vật là một điểm mạnh và cũng là điểm tôi đánh giá cao hai phần này so với phần mà tôi đánh giá là chuẩn mực của dòng game - Far Cry 2 trong đó cơ chế Đi săn (Hunting) chiếm vai trò quan trọng trong Gameplay của Far cry 4.


Thế giới rộng lớn, quy mô nhưng tôi cho là khá nhàm chán


Tại sao tôi nói như thế? đầu tiên phải nói tới những thứ có trên bản đồ, thật sự mà nói bản đồ không hề có một sự thay đổi nào so với phiên bản trước đó, vẫn chỉ là những Outpost khác nhau cái vỏ và những tháp Radio rất dễ dàng để lên đến đỉnh. Dọc cả bản đồ dày đặc bởi hai thứ ấy và sự đa dạng của những thứ có trên bản đồ hầu như bằng không.


Kế đến là hệ thống Fast Travel, đây là hệ thống tôi đã không ưa thích trong cả phần 3. Nhân vật có thể dịch chuyển đến bất kì Outpost nào đã chiếm được và số lượng Outpost dày đặc trên bản đồ (24 cái Outopost và 4 Fortress và một số địa điểm đặc biệt) đồng nghĩa với việc nếu như chiếm đóng hoàn toàn bản đồ trong game bạn hoàn toàn không cần thiết dùng đến xe cộ. gì cả, thậm chí còn có máy bay trong game khiến vấn đề di chuyển ngày càng đơn giản.



Hệ thống nhiệm vụ:

Đây là thứ tôi chê trách rất nhiều trong series Assassin's creed và hai phần Far Cry do Ubisoft thực hiện, sự đa dạng của nhiệm vụ trong phiên bản này là có nhưng hầu hết đã mang từ phiên bản trước đó sang mà thôi, một vấn đề nữa là chúng lặp lại liên tục cứ 10 nhiệm vụ Bomb Defusing thì cả 10 nhiệm vụ đều chỉ khác nhau địa điểm mà thôi và cũng cứ 10 nhiệm vụ Assasination thì sự khác nhau.... vẫn chỉ là địa điểm. Sự lặp đi lặp lại vô độ của nhiệm vụ trong phiên bản này chính là lí do game tạo nên sự nhàm chán sau một thời gian.


Nhiệm vụ chính cũng chẳng khá hơn là bao, tôi không có ý chê trách cốt truyện tồi nhưng cách Ubisoft thể hiện nó mới là tồi thực sự, đầu tiên là cốt truyện kết thúc quá chóng vánh (nếu mang danh là game thế giới mở) và lẫn nhiệm vụ chính lẫn nhiệm vụ phụ đều tỏ ra quá dễ dàng. Tôi có thể hỏi bạn một câu: trong suốt cả tựa game, bạn đã thấy bao nhiêu người bị "chính tay" Pagan Min hạ sát? Tôi chỉ thấy mỗi anh lính trong đoạn CGI ban đầu là bị chính Pagan Min đâm chết và rõ ràng đối với Ajay, Pagan HOÀN TOÀN vô hại. Nếu so với Vaas trong phần 3 thì Pagan hiền hậu một cách lạ kì, Ubisoft chỉ thể hiện sự điên loạn và bệnh hoạn trong con người Pagan, nhưng nếu xét về độ máu lạnh và tàn bạo... Vaas rõ ràng là kẻ nguy hiểm hơn Pagan rất nhiều.


A.I:

Ngu ngốc! rõ ràng chỉ có thế nói như thế, chúng hầu như khi phát hiện ra là chết đứng một chỗ và xả băng đạn vào bạn.... nhưng chẳng chúng một phát nào. Trong khi chiến đấu điều chúng duy nhất thực hiện là nấp ló đầu lên và ăn đạn, còn những tên lính cận chiến, tôi chả muốn bàn về IQ của chúng, hầu như việc duy nhất chúng làm là lao vào nhân vật và gục ngã do hàng chục viên đạn găm vào người, nếu như chúng là những kẻ luôn ẩn nấp chờ thời cơ để đâm nhân vật từ phía sau hoặc đơn giản chúng mặc áo chống đạn trên người. Nhận xét về A.I trong game: chả khác gì lũ chó dại đi cắn người nhưng đảm nhận một vai trò rất lớn trong game..... làm bia tập bắn.


Chuyện sinh hoạt của chúng thường ngày, nếu bạn ngồi chung xe với gã tài xế A.I thì bạn sẽ thấy hàng chục vụ đâm xe diễn ra mỗi 5 phút và nạn nhân không ai khác là quân lính Golden Path.

2 người thấy thông tin trong bài viết hữu ích

Bình luận